Hiện nay, thị trường bất động sản càng ngày càng mọc lên nhiều dự án chung cư cao cấp ở khắp nơi, và câu chuyện mua phải chung cư chất lượng rất kém với giá của chung cư cao cấp là chuyện rất nhiều người bị lừa và khốn đốn.
Vào khoảng năm 2016, một
mảng trần thạch cao có diện tích khoảng 30 m2 trong phòng khách của căn hộ tầng
19, chung cư Quốc Cường Gia Lai (quận 7, TP.HCM) của chị Nguyễn Vân Anh bất ngờ
đổ sập xuống, lấp nhiều vật dụng như quạt, tivi, tủ, salon trong nhà. Chứng kiến
cảnh tượng, toàn bộ thành viên trong gia đình hết sức hoảng sợ.
Chung cư cao cấp sập trần, vỡ bể phốt bốc mùi hôi thối
Căn hộ của chị Vân Anh có
diện tích hơn 130 m2 gồm 3 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, một phòng khách và một nhà
bếp, được định giá cao cấp và chị trả trên 3 tỷ đồng để mua. Chị mới dọn về ở gần
2 tháng thì sự cố xảy ra.
Theo gia chủ và một số hộ
dân, nội thất căn hộ không đúng theo hợp đồng, bồn cầu nhiều lần bị nghẹt, mỗi
khi trời mưa, nước tạt vào nhà làm ướt sàn gỗ…
Tại Hà Nội, chung cư Hồ
Gươm Plaza khi mở bán được định giá cao cấp với vị trí đắc địa ở cửa ngõ quận
Hà Đông. Ngoài vị trí trung tâm, thuận tiện đi lại, các trung tâm thương mại dưới
tầng đế nườm nượp khách ra vào khiến giá trị lại càng tăng lên. Đối với các căn
hộ Condotel
Việt Nam, chất lượng luôn đặt lên hàng đầu nên khách hàng cực kỳ
yên tâm.
Tuy nhiên, đầu năm 2017,
cư dân Hồ Gươm Plaza nhiều lần phản ánh chủ đầu tư tự ý cải tạo tầng hầm, xây dựng
bể phốt cho trung tâm thương mại, thu hẹp chỗ để xe của dân.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn,
Trưởng ban quản trị chung cư Hồ Gươm Plaza, bể phốt được làm bằng vật liệu tạm
bợ đã có lần bị vỡ khiến hầm gửi xe bốc mùi hôi thối. Điều đáng nói bể phốt lộ
thiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của hàng trăm cư dân, nơi chung
cư được quảng cáo là cao cấp.
Chung cư FLC 36 Phạm Hùng
được quảng cáo là cao cấp cũng từng chứng kiến cảnh tượng vỡ đường ống nước làm
nước chảy lênh láng ra hành lang, cư dân phải chịu cảnh ngập trên tầng cao.
Tổ hợp Keangnam (quận Nam
Từ Liêm) từng bị khách hàng tố chất lượng không đúng với mác “cao cấp”. Có thời
điểm, trời mưa là tòa nhà lại lênh láng nước, tràn vào bên trong. Thang máy có
thời gian phải dừng hoạt động để chờ sửa chữa, do ngập nước.
Tiện ích chỉ có trong quảng cáo
Nhiều người mua chung cư
cao cấp Saigon Pearl (quận Bình Thạnh, TP.HCM), do Công ty TNHH Vietnam Land
SSG làm chủ đầu tư, đã vỡ mộng vì tiện ích không tương xứng với kỳ vọng và số tiền
họ bỏ ra.
Khu căn hộ được xếp hạng
5 sao với giá bán lên tới 2.000-2.500 USD/m2 nhưng rất nhiều hạng mục chỉ có
trong quảng cáo.
Hồ bơi là hạng mục có
trong dự án lại bị chủ đầu tư “độc chiếm” và tận thu. Muốn vào bơi, cư dân phải
mua vé tập thể dục 2 triệu đồng/tháng, kể cả trẻ em. Chủ đầu tư lý giải bán vé
hồ bơi đại trà sẽ gây quá tải.
Cư dân tại đây phản ánh,
ban đầu chủ đầu tư quảng cáo dự án có phục vụ du thuyền (do nằm sát bờ sông Sài
Gòn), sân tennis... nhưng khi vào ở, ngay nhà cộng đồng cũng không có.
Từ năm 2009 đến 2012, cư
dân nơi đây phải đóng phí quản lý với giá 18.700 đồng/m2 (gồm cả thuế GTGT). Với
căn hộ có diện tích 150 m2, mỗi tháng phải đóng phí quản lý 2,8 triệu đồng,
chưa kể phí giữ ôtô khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Tại Hà Nội, chung cư Home
City từng được quảng cáo là cao cấp, có vị trí đắc địa nằm tại khu mới của quận
Cầu Giấy. Giá bán vào khoảng 30-36 triệu/m2 tùy từng tầng và vị trí khác nhau.
Tuy nhiên, sau khi bàn
giao về ở, lối đi ban đầu được chủ đầu tư quảng cáo là đường Trung Kính bị bịt
lại, cư dân phải đi đường Nguyễn Chánh. Theo chị Nguyễn Thị Nhung, cư dân tại
Home City, người dân chấp nhận mua với giá bán cao khi được quảng cáo đi đường
Trung Kính bởi vị tri thuận lợi, gần trung tâm.
"Nếu đi đường Nguyễn
Chánh, giá bán chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều, không thể gọi là chung cư cao cấp,
có vị trí đặc địa", chị Nhung nhấn mạnh.
Chị Nhung còn phản ánh
hàng chục căn hộ phản ánh vấn đề mùi. Trung tâm thương mại, hầm để xe thường
xuyên bị dột khi trời mưa. Ngoài ra, một trong các tiện ích được chủ đầu tư quảng
cáo trước đây là bể bơi giờ cũng thu phí 200.000 đồng/lượt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét